LMS và LCMS là gì? Sự khác biệt về cấu trúc chuyên môn giữa hai loại hệ thống | MATE

LMS và LCMS là gì? Sự khác biệt về chuyên môn giữa hai loại hệ thống trong đào tạo trực tuyến


1. Đào tạo trực tuyến là gì?

Đào tạo trực tuyến (Online Learning/Training) là hình thức đào tạo có sử dụng kết nối mạng để thực hiện việc học, lấy tài liệu học, giao tiếp giữa người học với nhau và với giáo viên... Đào tạo trực tuyến là hình thức truyền tải nội dung bằng phương tiện điện tử qua trình duyệt Web, ví dụ như Netscape Navigator hay Internet Explorer thông qua mạng Internet/Intranet hay qua các hình thức khác như CD-ROM, DVD broadcast video, nội dung theo yêu cầu (content on demand) hay virtual classrooms (lớp học ảo).

Nói một cách khác, đào tạo trực tuyến là sự kết hợp của Internet và các công nghệ số tạo ra mô hình đào tạo trong đó các thông tin về giáo dục, đào tạo, các kiến thức và sự lĩnh hội được thực hiện thông qua các máy tính, Internet, các Website hoặc từ tổ chức mạng. Đào tạo trực tuyến là quá trình học tương tác thông qua việc sử dụng máy tính và các kỹ thuật truyền thông để đào tạo và học tập.

Các mô hình về đào tạo trực tuyến E-Learning


2. Mô hình LMS (Learning Management System)

Mô hình LMS (Learning Management Systems) là phần mềm ứng dụng trên máy chủ (server based) có chức năng chính là quản lý các vấn đề về học tập trong các hệ thống đào tạo từ xa. LMS được phát triển từ mô hình đào tạo trên máy tính (CBT- Computer Based Training), khác với CBT ở chỗ: CBT là hệ thống đào tạo trên cơ sở cung cấp nội dung học tập mà không hỗ trợ quản lý các khóa học, học viên cũng như không hỗ trợ việc tổ chức các khóa học và thời gian học. LMS hỗ trợ sắp xếp, tổ chức và quản lý học tập, ví dụ như hỗ trợ đăng ký học, đưa ra danh sách các khóa học, lịch học, các dịch vụ thanh toán, quản lý học viên, tổ chức các nhóm học riêng. Ngoài ra LMS còn có các chức năng mở rộng để hướng dẫn các kỹ năng khai thác thông tin và quản lý thông tin cá nhân cho người dạy và người học.

Chức năng cơ bản của Hệ thống quản lý học tập (LMS) là cung cấp một nền tảng trực tuyến để lưu trữ và chia sẻ nội dung học tập trong một tổ chức, sau đó theo dõi mức tiêu thụ và thành tích của người học. Tất cả hoạt động do Người học thực hiện trong LMS đều được theo dõi và thông tin theo dõi có thể được báo cáo hoặc xuất sang hệ thống của bên thứ ba. 


Một số LMS cũng cung cấp các tính năng bổ sung như quản lý tài nguyên, phát triển nghề nghiệp, khung năng lực và lập ngân sách. Một số cung cấp báo cáo phân tích chi tiết về trạng thái chứng nhận của người dùng bao gồm phân tích sự thiếu hụt, ngày hết hạn và khoảng cách kỹ năng theo vai trò công việc. Đối với Người học, có khả năng xác nhận sự tuân thủ thông qua đánh giá trước, với tùy chọn bỏ qua khóa đào tạo, là một phần thưởng thực sự.

Bạn cũng có thể tạo nội dung khóa học trong một số LMS, bao gồm các bài đánh giá và câu đố, cũng như kết hợp nội dung của bên thứ ba như video, bản trình chiếu và tài liệu. Tuy nhiên, nội dung này không nhất thiết phải tuân thủ và do đó sẽ không cho phép bạn theo dõi sự tiến bộ của người học. Nếu bạn muốn theo dõi và báo cáo chi tiết hơn, thì bạn chỉ nên sử dụng nội dung tuân thủ SCORM, AICC hoặc xAPI.

Các chức năng chính của hệ thống LMS

  • Các chức năng tương tác với người quản trị

+ Thiết lập khóa học

+ Đăng ký thành viên

+ Tạo báo cáo

  • Yêu cầu kỹ thuật

+ Tương thích với các trình duyệt chuẩn

+ Có khả năng tích hợp với hệ thống ERP, HR, CRM hoặc các hệ thống doanh nghiệp khác

+ Được thiết kế theo module để có thể dễ dàng nâng cấp trong tương lai

+ Được thiết kế để người học có thể tham gia học tập qua đường thoại thông thường

+ Có khả năng tích hợp ứng dụng thư điện tử và có khả năng trao đổi thư điện tử với mọi hệ thống thư điện tử chuẩn

  • Các chức năng tương tác với học viên

+ Truy cập vào các khóa học

+ Xem bài giảng

+ Kiểm tra kết quả

+ Lập báo cáo

  • Chức năng chung

+ Có khả năng cung cấp các khóa học cho sinh viên

+ Có khả năng tự động kiểm tra xung đột lịch trình sử dụng tài nguyên, gồm phương tiện, thiết bị và con người

+ Có khả năng tạo và duy trì các thông tin chi tiết về giáo viên, gồm lý lịch, thông tin liên lạc và địa chỉ thư điện tử

+ Cung cấp chức năng để người quản trị có thể lên thời khóa biểu cho giáo viên

+ Có khả năng giám sát trình độ chuyên môn và bằng cấp của giáo viên

+ Cung cấp diễn đàn nội bộ, thư điện tử cục bộ và chat trực tuyến

+ Có khả năng tính học phí


  • Chức năng đăng ký, giám sát

+ Cho phép người quản trị thiết lập nhiều loại khóa học khác nhau (ILT – Information and Learning Technology, đồng bộ, không đồng bộ...)

+ Cho phép người quản trị lên thời khóa biểu cho các lớp ILT

+ Cho phép quản lý phòng học và kiểm tra xung đột trong việc sử dụng phòng học

+ Cho phép sinh viên xem danh sách và đăng ký các khóa học ILT, đồng bộ và không đồng bộ Hỗ trợ khả năng đăng ký nhóm

+ Hệ thống phải có khả năng xác nhận lập tức thông qua e-mail đối với việc đăng ký học

+ Cho phép người quản trị chỉ rõ khóa học nào là bắt buộc và khóa học nào là có thể chọn

+ Hệ thống phải có khả năng ngăn chặn các đăng ký lặp (đăng ký hai lần)

+ Có khả năng theo dõi sự có mặt của sinh viên

+ Cho phép người quản trị soạn chính sách đăng ký khóa học để thiết lập và quản lý các quá trình đăng ký học phức tạp

+ Có khả năng tự động thông báo trong trường hợp xác nhận, hủy bỏ, nhắc nhở hoặc thay đổi phòng học

+ Có khả năng tự động cập nhật trạng thái lớp học khi có thay đổi

+ Cho phép giáo viên xem lại sinh viên và các số liệu thống kê

+ Có khả năng cho phép các nhóm người học đăng ký học một chương trình gồm nhiều khóa học

+ Cung cấp chức năng tìm kiếm trong danh mục khóa học

+ Cho phép sinh viên xem kết quả học tập

+ Cho phép sinh viên xem tin tức và thông báo trên trang chủ

+ Cho phép sinh viên xem lại kế hoạch đào tạo cá nhân

  • Chức năng báo cáo

+ Có báo cáo đánh giá khóa học

+ Có báo cáo hàng tuần về trạng thái của sinh viên (sinh viên đang học, module hoàn thành, số liệu về đăng nhập...)

+ Có báo cáo về từng sinh viên (thời gian đăng nhập, module và bài kiểm tra đã hoàn thành)

+ Có báo cáo về điểm kiểm tra trung bình, tổng cộng hoặc theo từng module

+ Có khả năng tạo các báo cáo đặc biệt khi cần

+ Có thể thay đổi các báo cáo đã định nghĩa trước

+ Cho phép xuất báo cáo ra dạng bảng tính

+ Cho phép tự động tạo báo cáo và chuyển đến màn hình của người học, người quản lý hoặc người quản trị

+ Cho phép xem báo cáo trực tuyến, in ra hoặc xuất ra


  • Chức năng chuẩn hoá E-Learning

+ Có khả năng tích hợp và giám sát các khóa học theo chuẩn SCORM và AICC

+ Hỗ trợ các khóa học từ các nhà cung cấp thứ 3

+ Hỗ trợ các khóa học được phát triển bằng ToolBook, Authorware, Dreamweaver và các công cụ đóng gói khác 

  •  Chức năng quản lý chương trình giảng dạy

+ Hỗ trợ tạo và triển khai các chương trình đào tạo pha trộn, gồm ILT, đồng bộ, không đồng bộ

+ Có khả năng thiết lập các điều kiện tiên quyết

+ Cho phép tạo và giám sát các kế hoạch học tập

+ Cho phép người quản lý khóa học và lớp học thi hành từ xa

+ Cung cấp các bản mẫu lập lịch trình khóa học

  • Chức năng kiểm tra

+ Hỗ trợ các dạng câu hỏi sau: đa lựa chọn; đúng/sai; điền vào chỗ trống; kéo thả; câu trả lời ngắn

+ Các câu hỏi kiểm tra có chứa hình ảnh, hoạt hình, âm thanh hoặc video

+ Cho phép chọn ngẫu nhiên câu hỏi

+ Có phản hồi và chấm điểm

+ Câu hỏi có chứa gợi ý cho sinh viên

+ Có khả năng giới hạn số lần thực hiện một câu kiểm tra

+ Cho phép các câu hỏi có số điểm khác nhau

+ Cho phép tạo các bài kiểm tra hỗn hợp, gồm đa lựa chọn, đúng/sai, điền vào chỗ trống hoặc câu trả lời ngắn

+ Cho phép kiểm tra đánh giá trước, trong và sau khi tham gia khóa học

+ Cho phép giới hạn thời gian thực hiện bài kiểm tra

+ Có thể hỗ trợ các dạng bài kiểm tra phức tạp như bài luận

+ Kết quả kiểm tra phải được lưu lại trong cơ sở dữ liệu.

3. Mô hình LCMS (Learning Content Management System)

Khái niệm LCMS (Learning Content Management System): Là hệ thống được sử dụng để tạo ra, lưu trữ, tổ chức và phân phối nội dung học tập, quản lý việc chỉnh sửa trong cơ sở dữ liệu, đảm bảo cho người dùng truy vấn và dùng lại thông tin dễ dàng dựa trên các đối tượng như: Learning Objects, Meta-tagging, Workflow Services.

Giá trị thực của LCMS là nó có thể là nguồn duy nhất cho tất cả nội dung eLearning trong một tổ chức. Một LCMS tốt sẽ cung cấp cho Người quản lý đào tạo hoặc Tác giả chính các tính năng điều chỉnh thiết kế nội dung, bao gồm cả việc sử dụng các mẫu và nội dung. Các chức năng khác thường có trong LCMS bao gồm tạo và quản lý quy trình phát triển - rất quan trọng khi nhóm phát triển bao gồm nhiều tác giả ở các vị trí phân tán. Các tiêu chuẩn phát triển nội dung kết hợp các giai đoạn tạo, chỉnh sửa hoặc xem xét / QA cũng có thể được thiết lập và báo cáo trong một LCMS.


Các đối tượng trong LCMS LOs (Learning Objects) là các đối tượng học tập như:

  • Phương tiện học tập (Content Assets): là các phương tiện hỗ trợ học tập như hình ảnh, các ví dụ minh họa, biểu đồ, ảnh động, các file audio và video, các tài liệu văn bản…
  • Các đối tượng thông tin có khả năng sử dụng lại (RIOs- Reusable Information Objects) như các khái niệm, sự kiện, phương thức và thủ tục được biểu diễn bằng metadata.
  • Các đối tượng học tập có khả năng sử dụng lại (RLOs- Reusable Learning Objects) là tập hợp các đối tượng thông tin có khả năng sử dụng lại trong giảng dạy ví dụ như các bài giảng…  Đây chính là một ưu điểm giúp cho người học có thể trau dồi kỹ năng học tập sau khi học.
  • Cấu trúc bài học: Là các đối tượng học tập như các khóa học, các bài học ở nhiều mức độ khác nhau.
  • Môi trường học tập: Là sự kết hợp cấu trúc bài học với các công cụ truyền thông.
  • Meta-tagging: Hỗ trợ việc tạo metadata bằng các công cụ có khả năng chuyển đổi dữ liệu tự động.
  • Các loại metadata: Metadata cung cấp các thuộc tính của đối tượng dữ liệu như thời gian tạo dữ liệu, dung lượng và loại dữ liệu…
  • Metadata cung cấp thông tin về cách thức sử dụng dữ liệu
  • Cung cấp tất cả các chức năng quản lý nội dung truyền thống trong học tập như: Tạo/ upload, chỉnh sửa, sao chép, di chuyển, liên kết.
  • Điều khiển, ghi chú, báo cáo
  • Điều khiển việc truy nhập của các thành viên, quản lý các tài liệu cá nhân
  • Các chức năng tìm kiếm
  • Hỗ trợ nhập/ xuất và chuyển đổi các dữ liệu khác nhau
  • Phân phối các dữ liệu dựa trên các chuẩn về e-Learning như AICC (Airline Industry CBT Committee), SCORM (Sharable Content Object Reference Model), IMS (Instructional Management System).
  • Một phần nữa rất quan trọng là các công cụ tạo nội dung.

Hiện nay, chúng ta có 2 cách tạo nội dung là trực tuyến (online), có kết nối với mạng Internet và offline (ngoại tuyến), không cần kết nối với mạng Internet. Những hệ thống như hệ thống quản trị nội dung học tập (LCMS – Learning Content Management System) cho phép tạo và quản lý nội dung trực tuyến. Các công cụ soạn bài giảng (authoring tools) giáo viên có thể cài đặt ngay trên máy tính cá nhân của mình và soạn bài giảng. Với những nước và khu vực mà cơ sở hạ tầng mạng chưa tốt thì việc dùng các công cụ soạn bài giảng là một sự lựa chọn hợp lý. Một hệ thống tạo nội dung mềm dẻo thường cho phép kết hợp giữa soạn bài giảng online và offline

  • Các tính năng chính

+ Tạo cây nội dung

+  Tạo các tương tác

+ Nhập các đối tượng đã tồn tại

+ Liên kết các đối tượng học tập với nhau

+  Cung cấp các mẫu tạo cua học nhanh chóng, thuận tiện

+ Sử dụng lại các đối tượng học tập

+ Tạo các bài kiểm tra

+  Xuất ra các định dạng khác nhau

+ Cung cấp khả năng phát triển các tính năng cao cấp thông qua lập trình

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA TÍNH NĂNG VÀ CHỨC NĂNG CỦA LMS VÀ LCMS



Đăng nhập để viết bình luận