Không nằm ngoài ảnh hưởng của xu thế mới đó, các ngân hàng thương mại cũng đồng loạt chú trọng phát triển các loại hình dịch vụ ngân hàng số trên nền tảng đầu tư, trang bị cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ đồng thời đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ cũng như các kênh cung ứng dịch vụ ngân hàng mới.
Xu thế các NHTM đầu tư giải pháp số hóa dịch vụ, tăng năng lực cạnh tranh
Ngân hàng số (digital banking) đang được coi là xu thế phát triển của các NHTM hiện nay. Đặc biệt, với sự phát triển mạnh mẽ của CMCN 4.0, các ngân hàng có nhiều cơ hội tiếp cận và mở rộng cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng phù hợp mang đến cho khách hàng, góp phần đẩy mạnh triển khai định hướng tài chính toàn diện (Financial Inclusion) của Chính phủ.
Tuy nhiên, xu hướng mới này đang đặt ra những thách thức không nhỏ cần phải vượt qua như: khoảng trống chính sách đối với các dịch vụ tài chính được số hóa; sự thay đổi mô hình kinh doanh, sản phẩm dịch vụ, kênh phân phối sản phẩm,…
Một trong các quy định các NHTM tất yếu phải triển khai là tối giản quy trình so với mô hình ngân hàng truyền thống, điều này sẽ được thực hiện với mô hình ngân hàng số. Ngân hàng số là hình thức thực hiện hầu hết các giao dịch ngân hàng bằng trực tuyến thông qua đường truyền Internet, trên cơ sở mọi hoạt động của khách hàng đều khai thác tính năng sản phẩm dịch vụ của NHTM qua các thiết bị điện tử như smartphone, máy tính bảng, laptop và các thiết bị cầm tay khác. Nói cách khác, mô hình ngân hàng truyền thống phụ thuộc vào mạng lưới chi nhánh sẽ dần được chuyển dịch sang mô hình tích hợp các dịch vụ ngân hàng điện tử.
Những khó khăn chính sách, pháp lý
Ngân hàng số (digital banking) đang được coi là xu thế phát triển của các NHTM hiện nay. Đặc biệt, với sự phát triển mạnh mẽ của CMCN 4.0, các ngân hàng có nhiều cơ hội tiếp cận và mở rộng cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng phù hợp mang đến cho khách hàng, góp phần đẩy mạnh triển khai định hướng tài chính toàn diện (Financial Inclusion) của Chính phủ.
Tuy nhiên, xu hướng mới này đang đặt ra những thách thức không nhỏ cần phải vượt qua như: khoảng trống chính sách đối với các dịch vụ tài chính được số hóa; sự thay đổi mô hình kinh doanh, sản phẩm dịch vụ, kênh phân phối sản phẩm,…Một trong các quy định các NHTM tất yếu phải triển khai là tối giản quy trình so với mô hình ngân hàng truyền thống, điều này sẽ được thực hiện với mô hình ngân hàng số.
Ngân hàng số là hình thức thực hiện hầu hết các giao dịch ngân hàng bằng trực tuyến thông qua đường truyền Internet, trên cơ sở mọi hoạt động của khách hàng đều khai thác tính năng sản phẩm dịch vụ của NHTM qua các thiết bị điện tử như smartphone, máy tính bảng, laptop và các thiết bị cầm tay khác. Nói cách khác, mô hình ngân hàng truyền thống phụ thuộc vào mạng lưới chi nhánh sẽ dần được chuyển dịch sang mô hình tích hợp các dịch vụ ngân hàng điện tử.
Giải pháp đẩy mạnh phát triển ứng dụng ngân hàng số trong kỷ nguyên số
NHNN đã thành lập Ban chỉ đạo về lĩnh vực Fintech với nhiệm vụ quan trọng là xây dựng khung pháp lý cho lĩnh vực này nhằm góp phần đẩy mạnh phát triển ngân hàng số và dịch vụ thanh toán, tránh tạo ra khoảng trống về chính sách, song song với việc nâng cấp công nghệ thông tin từ hạ tầng cơ sở đến nguồn nhân lực.
Phát triển sản phẩm dịch vụ số, lấy khách hàng làm trọng tâm
Trong định hướng phát triển ứng dụng ngân hàng số, các NHTM xác định phát triển sản phẩm dịch vụ số, lấy khách hàng là trọng tâm, mở rộng cơ sở khách hàng, phát triển khách hàng mở tài khoản và sử dụng dịch vụ tiện ích. CMCN 4.0 khiến thói quen của người tiêu dùng thay đổi.
Khách hàng sử dụng ngân hàng số ngày càng gia tăng buộc các NHTM phải bắt nhịp với xu hướng, yêu cầu sử dụng tiện lợi, nhanh chóng, đơn giản, an toàn của khách hàng.
Giải pháp ngân hàng số trên nền tảng công nghệ sẽ đáp ứng phát triển đa dạng nhiều sản phẩm dịch vụ tiện ích theo kịp nhu cầu phong phú, đa dạng của khách hàng, qua đó, góp phần tích cực đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) theo chủ trương của Chính phủ.
Ứng dụng ngân hàng số đáp ứng sự đa dạng hình thức trong giao dịch thanh toán giữa khách hàng và ngân hàng
Phương thức TTKDTM là xu hướng tất yếu các NHTM xây dựng nền tảng cơ bản về phát triển dịch vụ TTKDTM, nghiên cứu xây dựng quy trình nghiệp vụ thanh toán theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán với dung lượng ngày càng cao, đa dạng, hiện đại, khách hàng có thể tiếp cận dịch vụ mọi lúc, mọi nơi.
Tuy nhiên, việc đẩy mạnh phát triển TTKDTM của các NHTM hiện nay còn gặp nhiều khó khăn. Tại Việt Nam, có khoảng 2/3 dân số sống ở khu vực nông thôn. Việc đẩy mạnh cung ứng các dịch vụ TTKDTM tại nông thôn cũng gặp không ít khó khăn do hiểu biết về dịch vụ ngân hàng nói chung và các dịch vụ thanh toán nói riêng, việc sử dụng dịch vụ online, Mobile Banking, Internet Banking… của người dân còn hạn chế, thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán còn phổ biến.
Mặt khác, mức độ tiếp cận công nghệ mới, hiện đại – yếu tố quan trọng trong TTKDTM còn thấp. Đối với các ngân hàng tại địa bàn nông thôn rộng lớn, dân số đông, đòi hỏi đầu tư lớn cho hệ thống thanh toán, chi phí hoạt động cao.